| ||
Theo Telegraph cho biết, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuy là một quốc gia vô thần nhưng điều đó đang thay đổi một cách nhanh chóng khi nhiều người trong số 1,3 tỷ dân của đất nước này tìm kiếm ý nghĩa và sự an ủi tinh thần, cái mà cả chủ nghĩa cộng sản lẫn tư bản đều không cung cấp được.
Kitô giáo nói riêng đã tăng vọt kể từ khi các nhà thờ bắt đầu được mở cửa sau cái chết của Chủ tịch Mao vào năm 1976, báo hiệu sự kết thúc của Cách mạng Văn hóa.
Chỉ không đầy bốn thập kỷ sau đó, một số đã tin rằng Trung Quốc giờ đây đã sẵn sàng để trở thành không chỉ quốc gia số một thế giới về kinh tế nhưng còn là quốc gia có số dân Kitô giáo đông nhất.
Fenggang Yang cho biết,”Theo tính toán của tôi, Trung Quốc sẽ sớm trở thành quốc gia Kitô giáo lớn nhất trên thế giới”. Ông là một Giáo sư xã hội học tại Đại học Purdue và là tác giả của cuốn ‘Tôn Giáo ở Trung Quốc: Sống sót và Phục hưng dưới quyền Cộng sản .
Cộng đoàn Tin Lành Trung Quốc chỉ có một triệu thành viên vào năm 1949, đã vượt qua các nước được mang danh vì sự ‘bùng nổ Tin Lành’. Trong năm 2010, có hơn 58 triệu người Tin Lành ở Trung Quốc so với 40 triệu ở Brazil và 36 triệu ở Nam Phi, theo Diễn đàn về Tôn giáo và đời sống công cộng của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết.
Cũng theo ông Yang dự đoán, đến năm 2030, tổng số Kitô hữu ở Trung Quốc, bao gồm cả người Công giáo, sẽ vượt quá con số 247 triệu, vượt qua cả Mexico, Brazil và Hoa Kỳ như những cộng đồng Kitô giáo lớn nhất trên thế giới.
Giáo sư Yang nói tiếp, “Mao nghĩ rằng ông ta có thể loại bỏ tôn giáo. Ông ta nghĩ rằng mình đã thực hiện được điều này”. “Điều đó thật mỉa mai – họ đã không thực hiện được. Họ thực sự thất bại hoàn toàn.”
Theo Telegraph nhận định, làn sóng lan truyền mới của Kitô giáo đã khiến Đảng Cộng sản phải gãi đầu.
Một số quan chức cho rằng, các nhóm tôn giáo có thể cung cấp các dịch vụ xã hội mà chính phủ đôi khi không thể cung cấp, đồng thời tôn giáo cũng giúp đảo ngược cuộc khủng hoảng đạo đức ngày càng gia tăng trong một vùng đất, nơi mà tiền mặt, chứ không phải Cộng sản, đã trở thành vua.
Họ xem ra đồng ý với Thủ tướng Anh David Cameron, người đã nói vào tuần trước rằng Kitô giáo có thể giúp thúc đẩy trạng thái “tinh thần, thể lý và đạo đức” của nước Anh.
Tuy nhiên, những lãnh đạo khác của lãnh đạo Trung Quốc lại lo lắng về cách thức mà tôn giáo có thể định hình nền chính trị tương lai tại đất nước này, đồng thời có thể tác động lên sự nắm chặt quyền lực của Đảng Cộng sản.
Bà Shi, một nhà giảng thuyết tại Liushi, người cẩn thận mô tả hội thánh của bà thuộc hội ‘yêu nước’, cho biết: “Họ muốn các mục sư rao giảng theo cách của Cộng sản. Họ muốn đào tạo con người để thực hành đường lối của Cộng sản.” “Họ không tin tưởng hội thánh, nhưng họ phải chịu đựng hoặc chấp nhận … vì số lượng các Kitô hữu đang phát triển – họ không thể chống lại điều đó. Họ không muốn 70 triệu Kitô hữu trở thành kẻ thù của họ.”
Theo VRNs, 23.04.2014
0 comments :
Post a Comment