-->
THẦN HỌC KỂ TRUYỆN ( NARRATIVE THEOLOGY )

I. BỐI CẢNH
  1. Động Cơ
    • Sau Công Đồng Vatican II, khoa Thần Học của Giáo Hội tiếp tục phát triển với hướng đi mới. Thần Học Giải Phóng ( Liberal Theology ) nảy sinh tại Nam Mỹ với chủ trương giải phóng con người qua guồng máy xã hội ( kinh tế, chính trị… ). Khoa này đã bị Toà Thánh, đặc biệt Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đả kích vì đi sai đường hướng chung của Hội Thánh.
    • Một khoa khác, hậu Thần Học Giải Phóng đã được phát triển bởi giới nghiên cứu Thánh Kinh. Khoa này được các nhà Thần Học tại Bắc Mỹ gọi là Narrative Theology ( Thần Học Kể Truyện ) và đã lan dần sang Âu Châu.
  1. Nguồn Gốc
    • Thần Học Kể Truyện được bắt đầu với hai nhà Thần Học của đại học Yale Divinity School, tiến sĩ George Lindbeck và tiến sĩ Hans Wilhelm Frei vào thập niên 70 và 80.
    • Ông George Lindbeck là một Mục Sư Lutheran, đã từng được Toà Thánh mời làm dự thính viên trong các phiên họp tại Công Đồng Vatican II, vì vậy khoa THKT của ông hơi có nhiều nét ảnh hưởng Công Giáo.
II. ĐỊNH NGHĨA
  1. Thần Học Kể Truyện là gì ?
    • Thần Học Kể Truyện đối nghịch với Thần Học Giải Phóng ở chỗ nó mang nét cộng đoàn thay vì chỉ chú tâm đến cá nhân ( “cogito ergo sum” ).
    • Thần Học Kể Truyện chú trọng vào nhân tính ( personhood ) và duy lý ( rationality ) của đời sống cộng đoàn và truyền thống.
    • Thần Học Kể Truyện chú giải và tìm hiểu Kinh Thánh theo lối suy tư về các mẩu truyện hoặc dụ ngôn, chứ không theo cách tường thuật của lối sử học.
  1. Tại sao nên sử dụng Thần Học Kể Truyện ?
    • Ngoài tranh ảnh và kiến trúc, “văn hóa” con người được phổ biến, phát triển và tồn tại bằng cách sử dụng ngôn ngữ loài người.
    • Ngôn ngữ diễn tả các biến cố và nhân vật qua cách tường thuật hoặc kể truyện.
    • Đa số những gì các tác giả Kinh Thánh chép lại, đều là các mẩu truyện ngắn.
    • Khi đi rao giảng Tin Mừng, chính Đức Giêsu cũng kể các truyện ngắn bằng cách dùng dụ ngôn với những hình ảnh minh họa rất sinh động mà lại bình dân, gần gũi với cuộc sống con người.
III. ÁP DỤNG:
Khi áp dụng vào Sư Phạm Giáo Lý, cần chú trọng vào 5 yếu tố sau đây:
1. Cảm nhận bằng một tương quan thân tình với Chúa Giêsu:
Gặp gỡ Chúa Giêsu qua trí tưởng tượng, hình dung, hư cấu, nhập vai và nhất là qua cảm nhận sâu xa khi đọc rồi kể lại các truyện trong Tân Ước. Đừng để lý lẽ làm chủ mình khi suy niệm về nội dung câu truyện.
2. Liên đới tới cuộc sống của chính mình:
Cần liên hệ các cảm nghiệm của Thánh Kinh từ câu truyện về Chúa Giêsu với những kinh nghiệm đã từng trải qua trong cuộc sống của chính mình.

3. Áp dụng cho đời mình:
Tiếp nối với sự liên đới trên, là áp dụng cho chính cuộc sống của bản thân.
Sau khi đã nhận định được bài học Chúa Giêsu muốn dành cho mình, cần bắt đầu thực hành cụ thể ngay trong cuộc sống hằng ngày.
4. Nhắm vào tính cộng đồng:
Khi nghe kể hoặc khi đọc các dụ ngôn, các mẩu truyện Kinh Thánh Tân Ước, chú ý xem tiếng kêu của những ai trong xã hội được vang lên ? Thí dụ lời than vãn của bà goá, của người phong cùi, của dân ngoại v.v…
5. Hiệp nhất giữa sự khách quan và chủ quan
Muốn hiểu những mạc khải Thánh Kinh cách khách quan, cần có được sự liên hệ cảm nhận với những kinh nghiệm cuộc sống của chính mình hôm nay một cách chủ quan.
Thí dụ: Bài “Chúa Giêsu chịu phép rửa”
Mục Tiêu: Khám phá những điểm giống nhau và khác nhau giữa các lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả và của Chúa Giêsu.
Định Giá: Các em dùng trí tưởng tượng để soạn thành một mẩu truyện ngắn, diễn tả cuộc đối thoại giữa Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu vào buổi tối trước ngày Ngài đến xin chịu phép rửa. Mẩu truyện được kể sẽ bao gồm những nét khác biệt cũng như tương đồng về Giáo Lý rao giảng của hai người.
Phân tích các điểm:
      • Biến cố chịu phép rửa là khởi điểm của hành trình rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu
      • Lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả có sự khác biệt và cũng có sự tương đồng với lời giảng của Chúa Giêsu như thế nào ?
      • Tìm hiểu con người của Chúa Giêsu và ông Gioan Tẩy Giả
Sinh hoạt:
Viết truyện ngắn về một người nào đó mà các em hâm mộ vì người đó đã tự khám phá chính mình và trở nên thành công.
Dựa vào những gì đã học hỏi được ở trên, soạn một truyện ngắn, diễn tả cuộc đàm thoại của Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả vào buổi tối trước ngày Chúa chịu phép rửa.
      1. TÓM LƯỢC:
Thần Học Kể Truyện:
Qua các mẩu truyện trong các sách Tin Mừng về Chúa Giêsu, người nghe kể truyện được mời gọi suy tư những chân lý của Ngài, từ đó dẫn tới việc khám phá và cảm nhận toàn vẹn về nhân tính của Chúa Kitô.
Khoa này rất thích hợp với nền văn hoá và ngôn ngữ phổ thông trong cuộc sống, đơn sơ giản dị... nên nếu dùng cho các chương trình Giáo Lý từ trẻ em đến người lớn, sẽ đạt được hiệu quả sâu xa.
Tài Liệu Tham Khảo:
  • Wikipedia, “Narrative Theology”
  • Mark DeVine, theologyprof.com, “Narrative Preaching: Promise and Pitfalls”
  • Aidan Nichols, Liturgical Press, “The Shape of Catholic Theology”
  • Louis A. Delfra, Catholic Education March 2005, “Narrative theology in the high school classroom: teaching theology through literature”.

0 comments :

 
Top